Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc: Không thấy thì khó tin

Chinglish – Những từ không thấy sẽ khó tin

Công thức vô cùng đơn giản: Chinese (Tiếng Hán) + English (Tiếng Anh) = Chinglish (Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc).

Nhưng Chinglish là gì?

Chúng ta hãy cùng xem định nghĩa của từ này trong từ điển nhé:

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Chinglish – Định nghĩa trong từ điển

Nói thẳng ra thì nó là một dạng tiếng Anh bồi mà người Trung Quốc bản địa sử dụng.

Nghe có vẻ rất vô hại đúng không? Tuy vậy, nếu bạn đến Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp khá nhiều những cụm từ Chinglish hài hước.

Thường chúng nằm ở dạng những biển báo đặt ở khu vực nhiều du khách hoặc bên đường, hoặc có thể trong cả thực đơn ăn uống nữa. Những hoạt động thường ngày cũng là điều kiện phát sinh ra vô vàn những cơ hội để gặp phải những ví dụ lạ thường của Chinglish.

Nếu bạn đã đến với Trung Quốc, bạn sẽ hoàn toàn nhận thức được điều gì đang xảy ra, nhưng nếu bạn chưa đến Trung Quốc bao giờ, chắc chắn bạn sẽ được khai sáng.

Nhưng cho dù bạn đã đến Trung Quốc hay chưa, có lẽ bạn sẽ chưa bao giờ nhìn thấy những cụm từ Chinglish độc đáo như được liệt kê ở dưới đây đâu!

Hãy cùng xem qua NHỮNG CỤM TỪ CHINGLISH HÀI HƯỚC NHẤT MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ TỪNG THẤY NHÉ!

#1 – Chinglish ở Trung Quốc

#2 – Chinglish trong thực đơn

#3 – Chinglish trên quần áo

Chinglish ở Trung Quốc

#1 – Ngã cẩn thận

Ý là khi trượt ngã thì hãy trượt một cách cẩn thận sao!?

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Chinglish ở Trung Quốc – Cẩn thận khi ngã

Chúng ta hãy cùng giải nghĩa từng chữ một để hiểu ý họ muốn nói gì nhé:

  • 小心 xiǎo xīn – cẩn thận
  • 滑倒 huá dǎo – trượt ngã

Có vẻ như bản dịch nghĩa đen vô cùng chính xác, nhưng điều cần lưu ý ở đây là có nhiều từ sẽ bị mất nghĩa khi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh. Đôi lúc phiên bản tiếng Anh của từ gốc nghe cực kỳ ngượng nghịu và kỳ cục, và đây chính là một ví dụ điển hình.

Chúng tôi nghĩ rằng – BE CAREFUL, DON’T SLIP OVER – HÃY CẨN THẬN, ĐỪNG ĐỂ BỊ TRƯỢT NGÃ sẽ là một bản dịch chính xác hơn – 小心,不要滑倒.

#2 – Nhà vệ sinh cho người bị biến dạng

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Nhà vệ sinh dành cho ai cơ?!

Bạn sẽ phải nhìn đi nhìn lại cái biển hiện và dòng chữ này. Chinglish là như thế đó!

“Nhà vệ sinh cho người bị biến dạng” là có thật ở Trung Quốc! Nhưng thực ra ý của họ là gì?

  • 残疾 cán jí – khuyết tật
  • rén – người
  • 厕所 cè suǒ – nhà vệ sinh

Mục đích ở đây khá rõ ràng và người dịch hoàn toàn không có ý đụng chạm gì đến người đọc, nhưng nó cũng khiến người đọc có chút bàng hoàng khi đọc qua dòng này lần thứ nhất, thứ hai hay thậm chí lần thứ ba!

Cụm từ này trong tiếng Trung thì ổn, nhưng họ thực sự cần luyện thêm vốn tiếng Anh của mình ở đây!

#3 – Cỏ nhỏ đang nằm mơ

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Cỏ nhỏ đang nằm mơ

Xin lỗi?

Cỏ nhỏ đang làm gì cơ?

Thật khó để đoán nghĩa gốc của cụm từ này kể cả khi cố gắng phân tích cụm từ gốc trong tiếng Hán!

  • 小草体扈 xiǎo cǎo tǐ hù – nhỏ
  • 请勿扛搅 qǐng wù káng jiǎo – đừng làm phiền

Có vẻ như không có chỗ nào nhắc đến việc cỏ nhỏ đang nằm mơ trong dòng tiếng Hán gốc cả.

Không những thế, chúng tôi cũng không chắc vì sao những ngọn cỏ ở đây lại được gọi là “cỏ nhỏ” nữa. Quá nhiều câu hỏi và không có đủ câu trả lời.

Chúng tôi vẫn không rõ lắm vì sao người ta không được làm phiền những ngọn cỏ ở đây nhưng nó là thế đấy!

 #4 – Làm gì với Trái cây cơ!?

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Chinglish chuẩn khỏi cần bình luận!

Nghe có vẻ thật kỳ cục nhưng bạn sẽ thấy người ta sử dụng từ chửi tục F#ck khá thường xuyên trong Chinglish. Vì sao lại thế, chúng tôi cũng không biết nữa.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều ứng dụng của từ không đẹp này trong tiếng Anh. Có lẽ một ngày nào đó chúng ta lại có thể hiểu được thì sao!

  • sàn – dang ra/tan rã/phân tán/
  • gàn – khô hoặc (làm việc gì đó)
  • guǒ – trái cây

Khi tách cụm từ này theo từng chữ Hán, bạn có thể hiểu đại khái lý do vì sao mà họ lại dịch thành cụm từ này trong tiếng Anh, nhưng mà… thiệt tình đó.

Theo lý thuyết thì cụm từ này có thể dịch thành “Vụn trái cây khô”.

Nhưng đây là Trung Quốc mà!

#5 – Cẩn thận với Công viên Phân biệt chủng tộc

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Công viên Phân biệt chủng tộc

Ôi Trung Quốc, chỉ cần chịu khó dò từ điển một xíu là được mà.

Một thứ rất ngây thơ vô hại lại trở thành tin giật gân trên mạng Internet. Đây chỉ là một việc rất đơn giản mà!

Đây là một cụm từ đơn giản nên thành thật mà nói:

  • 民族 mínzú – có nghĩa là nhóm dân tộc/quốc tịch
  • yuán – nghĩa là công viên

Vậy mà họ cũng có thể tìm được chữ “Phân biệt chủng tộc” ở đâu đó trong cụm từ này đấy!

#6 – Một cái sảnh thú vị

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Không biết trong này có chuyện gì xảy ra?

Có lẽ đây là một trong những ví dụ sẽ luôn mắc cười mỗi khi bạn lần đầu tiên lướt qua!

Đây là một ví dụ khá thú vị khi phân tích các từ tiếng Hán gốc, vì trên lý thuyết thì bản dịch này đúng, nhưng chúng ta hãy cùng giải thích nhé:

  • dà – lớn
  • cāo – nắm lấy một cái gì đó (nhưng cũng có nghĩa là f*ck)
  • tīng – sảnh

Bạn có thể thấy lỗi sai nằm ở đây. Trong tiếng Trung, một số chữ có nhiều hơn hai nghĩa khác nhau, nên càng khiến người ta dễ nhầm lẫn hơn! Sự nhầm lẫn này đã khiến họ bị một vố đau, nhưng cũng có một vài áng nghĩa thú vị ở đây.

Đầu tiên là tông giọng – 操 (tông thứ nhất) có nghĩa là “nắm lấy” nhưng nếu đổi thành tông thứ 4 với nghĩa gây hấn hơn thì nó sẽ trở thành f*ck. Nên mặc dù được viết giống nhau, tông giọng (và tôi đoán là thêm ngữ cảnh có nghĩa gây hấn nữa) thì người nghe có thể hiểu là người nói có nghĩa “nắm lấy” hay “f*ck”. Tuy vậy, trên một biển hiệu thì chúng ta không thể nghe được tông giọng hay hiểu được ngữ cảnh!

Thứ hai – Như có nhắc đến trong blog về Những từ chửi thề trong tiếng Trung, người ta còn có một chữ khác cho từ F*ck nữa.

Cào

Nào nếu ta phân tích chữ này – mà không đi quá sâu về nghĩa tục của nó, một khi bạn hiểu được bộ ở bên trên và bộ ở bên dưới có nghĩa là gì thì bạn sẽ khám phá ra được một cách hoàn toàn mới để diễn tả chữ “f$ck”… Nhưng chúng tôi sẽ chỉ dừng ở đây để bạn tự khám phá!

Lưu ý – chữ 操 (cāo)thông dụng hơn chữ (cào)

Nghe thật kỳ quái phải không? Nhưng học tiếng Trung là như thế đấy!

#7 – Giò heo muối?

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
  • xián – muối
  • zhū – heo/lợn
  • shǒu – bàn tay

Bối rối chưa? Tốt, hẳn nhiên là vậy rồi!

Tuy vậy, 咸猪手(xián zhū shǒu) không có nghĩa là giò heo muối mà thực ra là một cụm từ để chỉ những người hay sờ mó người khác ở nơi công cộng, một tên biến thái.

Vậy làm sao mà họ có thể dịch từ đó thành “Quấy rối Tình dục Nướng” chúng tôi thực sự cũng không hiểu rõ, nhưng một điều đáng lo khác là người ta lại thấy cần phải làm một cái biển ghi “BIẾN THÁI” bằng tiếng Trung, có lẽ đó là vấn đề đáng lo ngại hơn.

#8 – Cái thứ rác rưởi tà ác đó!

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Hãy xử lý thứ rác rưởi độc hại và tàn ác đó!

Trong trường hợp này, cả bản tiếng Trung và tiếng Anh đều chính xác nhưng nó cũng không khiến bản dịch tiếng Anh nghe bớt hài hước.

  • 有毒 yǒu dú – có độc
  • 有害 yǒu hài – có hại
  • 垃圾 lè sè – rác thải

Nhờ có thêm từ “evil” – “tà ác” mà chúng ta có thêm được một tràng cười khi đọc biển hiệu này, nhưng từ đó nằm ở đây đúng mục đích, và ít nhất thì họ đang khuyến khích người dân bản địa bỏ những thứ rác rưởi tà ác đó vào thùng rác!

#9 – Thật là một tiến triển chóng mặt!

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Một lựa chọn hình ảnh rất thú vị

Lại thêm một ví dụ khác khiến bạn phải nhìn đi nhìn lại vài ba lần trước khi hiểu được mình đang đọc cái gì!

  • 施工 shī gōng – công trình
  • zhōng – trong khi/giữa
  • 不准 bù zhǔn – cấm
  • 使用 shǐ yòng – sử dụng

Nói thẳng ra thì cụm từ tiếng Trung ở đây có thể hiểu sơ là – Không được sử dụng trong khi đang xây dựng.

Thực ra thì bản dịch tiếng Anh cũng có nghĩa, vấn đề chỉ nằm ở hình ảnh được chọn ở đây. Bạn có thể dựng một toà nhà, một bức tượng lên, nhưng hình ảnh thì lại khiến người ta nghĩ đến việc dựng một cái khác! 

#10 – Dập lửa bằng lựu đạn

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Mau dập lửa, lấy quả lựu đạn ra đây!

Chỗ này thì thực sự họ đã dịch hoàn toàn sai rồi.

Và điều này khá là kỳ cục vì đây là một loại biển báo bạn có thể thấy gần như ở mọi nơi và thường thì chúng luôn được dịch đúng.

Bình cứu hoả.

Sao chép lại một bản dịch phổ biến khó đến vậy sao? Hay là họ chỉ muốn chọc cười mọi người thôi!?

  • miè – dập tắt
  • huǒ – lửa
  • píng – bình

Chữ tiếng Hán ở đây không sai chỗ nào cả.

灭火瓶 (miè huǒ píng) nghĩa là “Bình cứu hoả”, người dịch chỉ cần giúp đỡ một chút về mặt tiếng Anh. Dù sao đi nữa thì biển báo này cũng là một ví dụ khá tốt cho Chinglish!

Chinglish trong thực đơn

Thật đáng ngạc nhiên với số lượng nhà hàng ở Trung Quốc (Bất kể lớn nhỏ) có thể nhét được một ít Chinglish vào thực đơn của mình.

Một khi đã ở Trung Quốc đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi nếu mọi người đang cố ý tham gia một cuộc thi về những hạng mục kỳ quái nhất. Không tin tôi sao? Hãy cùng xem tiếp nhé…

#11 – Chồng nướng ngon

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Đã đến giờ ăn chút Chồng nướng ngon rồi!

“Cho tôi gọi một ít cơm, jiaoji, và hai phần “Chồng nướng ngon””.

Thật khó tin phải không? Sao mà họ có thể để đến mức này được?

Chúng ta hãy cùng phân tích những chữ Hán gốc nhé:

  • 美味 měi wèi – ngon lành
  • kǎo – nướng
  • fū – chồng

Xem kìa, bản dịch tiếng Anh diễn tả chính xác món trong thực đơn. Mục này phải được xếp vào loại cực kỳ ngượng nghịu khi dịch qua tiếng Anh, nhưng vẫn khiến người ta phải thắc mắc, 美味烤夫 (měi wèi kǎo fū) là món gì vậy?

Bạn có đủ can đảm để thử không?

Ngoài ra chúng ta cũng nên lưu ý là (Có cùng Bính âm với Kǎo fū, chỉ là chữ thứ hai thì có hơi khác một chút) có nghĩa là tinh bột/bánh hấp … có lẽ cũng đủ để gợi ý cho chúng ta món ăn này là gì. Hoặc cũng có thể nó chỉ khiến chúng ta thêm bối rối thì sao?

#12 – Lựa chọn chính trị

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Chút hương vị của I-rắc

Bản dịch cho mục này hoàn toàn trật lất, nhưng có lẽ ở đây có một ít lô-gíc mà chúng ta có thể cố gắng đào sâu tìm hiểu!

伊府 khi phân tích ra sẽ thành:

  • 三鲜 sān xiān – có nghĩa là ba loại cao lương mỹ vị
  • 伊府面 yī fǔ miàn – mì Yifi là một loại mỳ trứng của Quảng Đông

Vậy mục này trong thực đơn có nghĩa là “Tam Tiên Y Phủ Miến” – Ba món ngon bằng mỳ Quảng Đông.

Vậy thì “Iraq Government Office Surface”-“Bộ mặt của Văn phòng Chính phủ Iraq” từ đâu ra?

Thực ra thì chữ Iraq có lẽ đến từ chữ Hán thứ 3 (yī) . Iraq trong tiếng Trung là 伊拉克(Yī lā kè). Bạn có thấy chúng đều có cùng một chữ đầu tiên không?

Chính phủ trong tiếng Trung là 政府 (zhèng fǔ). Chữ thứ 2 ở đây trùng với chữ thứ 4 trong từ gốc tiếng Hán của thực đơn.

Mặc dù chúng ta chỉ đang cố nghĩ ra một giải thích hợp lý cho bản dịch, thực ra vẫn có một chút liên quan trong lời lý giải này. Và bạn cũng sẽ thấy trường hợp tương tự trong rất nhiều bản dịch thực đơn kỳ quái.

Mặc dù vậy, những lý giải này lại không giúp ích nhiều khi chúng ta đã ngồi xuống, bụng thì đói và mắt thì cố tìm một món ăn quen thuộc nào đó!

#13 – Rất nhiều thịt

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Tất cả thịt – Ví dụ tốt nhất của Chinglish

Chúng tôi rất thích mục này!

Bánh mì Club Sandwich? Thịt bò? Và Rất nhiều thịt? Và cũng là mục có giá tiền cao nhất nữa!

Họ đã quên ghi thêm chữ “Sandwich” vào cuối mục để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về món ăn.

  • ròu – thịt
  • 多多 duō duō – rất nhiều
  • 三明治 sān míng zhì – bánh Sandwich

Người ta cũng có thể có một phỏng đoán thông minh cho mục này của thực đơn là một dạng Bánh Sandwich Đầy Thịt, ai thấy đói bụng nào?

#14 – Tài ăn nói

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Xin lỗi, tôi không hiểu…

Thật may là món ăn này có kèm hình minh hoạ.

Ít nhất bạn cũng hiểu được đại khái là món này gồm những gì, vì dòng miêu tả món ăn có vẻ như chỉ là một loạt các từ được chọn ngẫu nhiên từ trong từ điển!

Cà rốt, Bắp và một loại Vi-rút. Ưmmmmm, thật là ngon miệng!

  • 红萝卜 Hóng luóbo – Cà rốt
  • 玉米 Yùmǐ – Bắp
  • 炖什菌 Dùn shí jūn – Món hầm

Thật mừng là chúng ta đã giải mã được món ăn này. Cà rốt và Bắp hầm.

Nói vậy nhưng mà từ “Vi-rút nào” có thể được giải thích bằng hai chữ Hán cuối:

什 shén – chữ đầu tiên của “cái gì”, 什么 Shénme

菌 jūn – nấm

Công cụ dịch thuật mà họ đã sử dụng rõ ràng là đã hiểu từ theo đúng nghĩa đen và dịch từng từ một sang tiếng Anh. Thiết kế thực đơn mà làm như vậy thực sự hơi bất cẩn.

#14 – Lỗi khi làm thương hiệu

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Ừm….

Không phải là một thực đơn nhưng cũng liên quan đến thức ăn.

Bản dịch này hơi nặng lời với người đọc. Thực là một lỗi nghiêm trọng về mặt Tiếp thị cho thương hiệu này nhưng tôi đoán là ít ra nó cũng khiến người ta phải bàn tán về sản phẩm!

Ramen là một loại thực ăn có nguồn gốc Nhật Bản, và vô cùng phổ biến ở Trung Quốc. Chúng tôi không chắc đây là một thương hiệu Trung Quốc hay Nhật Bản. Chúng ta có thể thấy tiếng Trung ở bên trái của gói mì và tiếng Nhật ở bên phải.

Dù sao đi nữa thì đây cũng là một cái tên khiến người ta phải há hốc miệng vì ngạc nhiên!

#15 – Gì cũng được

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Quý khách muốn dùng gì? Gì cũng được!

Tuyệt vời.

Nếu bạn chả buồn miêu tả trong thực đơn món ăn này là gì, cứ ghi là “Gì cũng được” và hi vọng mọi người sẽ gọi nó.

Hài hước là vậy nhưng dòng tiếng Anh này lại là bản dịch chính xác của từ gốc tiếng Hán.

随便 (suí biàn) thực sự có nghĩa là “gì cũng được”.

Đây là một từ rất phổ biến trong các tình huống hàng ngày.

Vậy thì tại sao họ lại ghi một món trong thực đơn là “Gì cũng được” trong tiếng Trung?

LÔ-GÍC CỦA LTL – Thực ra thì có một gợi ý trong 4 chữ sau 综合果汁
(zòng hé guǒ zhī) nghĩa là “Hỗn hợp”

Nước ép trái cây – có lẽ “gì cũng được” có nghĩa là bạn có thể chọn bất kỳ loại nước ép nào mà bạn muốn?

Còn thực tế thì chắc chỉ có chủ quán biết!

#16 – Ph#n chó phải không?

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Ưmmmm, ngon ghê

Bạn luôn có cảm giác tự hào khi khám phá ra một vài từ Chinglish trên đường du lịch ở đây.

“Viên ngọc quý” này được đội của chúng tôi phát hiện ra khi đang du lịch ở thành cổ sông nước Ô Trấn (Wuzhen) ở ngoại ô Hàng Châu và không quá xa Thượng Hải.

Kẹo Ph#n Chó…

Chúng tôi đã có một trận cười lớn và nhân viên bán hàng đứng sau quầy cũng cười với chúng tôi, nhưng chắc có lẽ chúng tôi không có cùng tần số.

狗屎糖 – Hãy cùng xem từ này có nghĩa là gì nhé:

  • 狗 gǒu – chó
  • 屎 shǐ – chất thải, phân
  • 糖 táng – đường

Chính xác rồi. Xui xẻo cho họ, thật sự xui xẻo là họ đã chọn chữ Hán thứ 2 đó!

Chinglish trên quần áo

#17 – Tái định nghĩa thương hiệu The North Face

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Áo hiệu The North Face hay là…?

Hãy chuẩn bị tinh thần để chứng kiến sự tái định nghĩa thương hiệu của VÔ CÙNG NHIỀU những thương hiệu nổi tiếng thế giới theo những cách rất kỳ quái mà phi thường của người Trung Quốc.

Chúng ta sẽ không bao giờ biết được chủ nhân của những bộ đồ này có nhận thức được sự tương đồng của chúng với những thương hiệu nổi tiếng hay không.

Bạn sẽ nhận thấy mình tự dưng khựng lại giữa đường rất nhiều lần để nhìn vào những câu trích truyền cảm hứng kỳ quái, những tên thương hiệu và nhiều cụm từ tiếng Anh bồi hài hước trên quần áo ở Trung Quốc.

#18 – Muốn bắt tay không?

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Ai thích cái áo khoác mới của tôi nào?

Những bộ quần áo ở Trung Quốc có thể gợi nên rất nhiều cảm xúc và phản ứng khác nhau cho người nhìn.

Và cái áo này chắc chắn được xếp vào hạng mục gây cười ngay tức khắc.

Không có gì khó hiểu ở đây, và chắc chắc là anh ta không hề biết mình đang mặc cái gì.

“Nó là tiếng Anh nên nhìn ngầu.”

Rất tiếc, anh bạn của tôi, cái áo này không ngầu chút nào với bất kỳ ai có một chút vốn tiếng Anh.

Có rất nhiều ví dụ tương tự như thế này ở khắp nơi. Bạn đã từng nhìn thấy một ví dụ như thế này chưa? Hãy chụp ảnh lại và GỬI CHO CHÚNG TÔI NHÉ!

#19 – Heo và Mèo

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Một chút gì đó về Heo và Mèo

Nếu #17 là một cái áo gây cười thì cái áo này phải rơi vào hạng mục WTF (Cái quái gì cơ!?).  

Không cảm xúc, không có nghĩa, chỉ là khá kỳ cục.

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải trao giải danh dự cho chính tả của cái áo này! Tất cả các chữ đều chính xác.

Bạn sẽ dần làm quen với rất nhiều cụm từ/trích dẫn mà không những không có nghĩa, và còn sai chính tả một cách quái đản và đôi lúc còn pha trộn với nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Bạn sẽ thấy rất nhiều từ đơn kết hợp cả tiếng Anh và bản chữ cái Kirin của tiếng Nga chẳng hạn. Thử giải nghĩa chúng mà xem!?

Rất khó kể cả với người nói thuần thục cả hai ngôn ngữ.

Vậy nên ít ra nhà sản xuất của sản phẩm “xinh đẹp” này còn có được sức mạnh trí óc để ghi đúng chính tả, chỉ tiếc là câu này hoàn toàn tối nghĩa.

#20 – Tội nghiệp chú nhóc

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Vì sao tôi lại phải chịu hình phạt này?

Tôi nghĩ rằng suy nghĩ đầu tiên ở đây chỉ thuần tuý là sự thông cảm cho chú nhóc tội nghiệp.

Các phụ huynh rõ ràng là không ý thức được những gì họ đã làm cho cậu nhỏ, tuy vậy điều này cũng chẳng khá hơn so với việc nhìn thấy khuôn mặt của mình tràn lan trên khắp mạng Internet, và tự hỏi mình đã làm gì để phải chịu sự nổi (tai) tiếng mới này.

Một bài học cho tất cả các bậc cha mẹ ở Trung Quốc, hãy đọc (hoặc ít nhất là dịch nghĩa) tất cả các từ trên quần áo trước khi mua!

Một lần nữa, những cái áo này phổ biến hơn là bạn nghĩ.

Những thế hệ già và trẻ, hầu hết đều không hiểu một chữ tiếng Anh nào, là những người thường bị bắt gặp đang mặc những cái áo như thế này nhất.

#21 – Nghĩ ít đi

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Nghĩ ít lại, ngu ngốc hơn!

Đúng rồi đó em gái!

Thật là một câu nói mỉa mai một cách hoàn hảo.

Cứ ngu đi một chút và mọi thứ sẽ đều ổn cả thôi!

Như đã nói ở trên, bạn sẽ thấy những câu nói như thế này ở KHẮP TRUNG QUỐC.

Đi tàu điện ngầm? Hay đi bộ? Đang đến một điểm du lịch nổi tiếng?

Bên trên chỉ là một vài địa điểm bạn có thể chụp được những tấm hình tuyệt vời như thế này.

Chỉ cần Google “Chinglish”, “Chinglish Menus” (Thực đơn ghi bằng tiếng Anh bồi của người Trung Quốc) và “Chinglish clothes” (Quần áo có in tiếng Anh bồi của người Trung Quốc) là bạn sẽ tìm thấy còn nhiều những ví dụ kỳ lạ và hài hước hơn nữa.

Những ví dụ này nhiều không giới hạn. Nhưng hiện tại chúng tôi chỉ có thêm một ví dụ nữa cho bạn, và nó khá là hài hước…

#22 – Gọi món

Chinglish Tiếng Anh bồi của người Trung Quốc
Đây là danh sách gọi món Pizza của bạn

Được rồi, trong ví dụ này không có một từ Chinglish nào cả (Thực ra thì họ ghi sai chính tả từ “Medium” thành “Midium” nhưng mà thôi, chúng ta hãy làm lơ nó đi) nhưng nó quá hài hước để bị bỏ qua.

Nếu xem lại ví dụ #16 ở trên, tấm hình này cũng được chụp ở thành cổ sông nước Ô Trấn (Wuzhen).

Ví dụ này thực sự là một tuyệt phẩm.

Thực ra thì đây chỉ là một cái Thực đơn Pizza được in lên phía sau của một cái áo thun, nhưng không chỉ thế…

Cái thực đơn này còn chi tiết đến độ đánh dấu những mục mà họ muốn gọi. Tương ớt * 5 phần?!

Có lẽ phần mà tôi thấy thích nhất nữa là giá tiền cũng đã được tính trong hoá đơn. Thật khiến người ta phải tự hỏi ai là người đã làm những cái áo thun này, và ai là người thực sự muốn mua chúng!

Dù sao đi nữa, cô gái này cũng đã diện cái áo này rất đẹp, kể cả khi phần pizza này khá là mắc tiền đi chăng nữa!

Tóm lại thì chúng ta có thể kể hết ngày này đến ngày khác về những ví dụ này…

Và kể từ giờ trở đi, chúng tôi rất khuyến khích các bạn hãy gửi những ví dụ riêng của mình cho chúng tôi.

Bạn đã thấy ví dụ nào tương tự chưa?

Bình luận ở dưới và gửi cho chúng tôi những tấm hình riêng mà bạn đã chụp được và chúng tôi sẽ cho chúng vào bộ sưu tập của chúng tôi ở mục bên dưới nhé!

Muốn tìm hiểu thêm về LTL?

Nếu bạn muốn nhận được những tin tức mới nhất từ Trường Hán Ngữ LTL, tại sao không gia nhập danh sách nhận email từ chúng tôi nhỉ? Chúng tôi sẽ gửi cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về việc học tiếng Trung, những ứng dụng học ngôn ngữ có ích và cập nhật về mọi thứ đang diễn ra ở các trường LTL của chúng tôi! Đăng ký bên dưới và trở thành một phần của cộng đồng đang lớn mạnh của chúng tôi nhé!

.

Dịch từ bản tiếng Anh của Đội ngũ LTL ở Đại bản doanh Bắc Kinh từ trang của Trường Hán Ngữ LTL.

Leave a Reply

You will get a reply from us
Your email address will not be published. Name and Email are required.